CLB Khởi nghiệp

Làm gì? Để Khởi Nghiệp vững chắc - Chia sẻ tại Đài truyền hình Đồng Nai

 Trong vài năm trở lại đây Khởi Nghiệp Đổi mới sáng tạo (ĐMST) đã và đang mang lại những bước phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc. Một trong những yếu tố cốt lõi để khởi nghiệp ĐMST thành công là sự hợp tác, chia sẻ nguồn lực và hỗ trợ lẫn nhau để cùng đổi mới và phát triển. Việc xây dựng hệ sinh thái ĐMST phát triển bền vững sẽ tạo môi trường thuận lợi cho ươm tạo và phát triển các ý tưởng ĐMST. Tuy nhiên, không dễ để tạo lập và xây dựng được hệ sinh thái này. Hưởng ứng phong trào Khởi nghiệp quốc gia, nhận biết vai trò thiết yếu và quan trọng của Khởi Nghiệp ĐMST, Trường Đại học Lạc Hồng - Khát vọng dẫn đầu, đã và đang xây dựng chiến lược phát triển Khởi Nghiệp, khơi dậy niềm đam mê cho giảng viên và sinh viên khi còn học tập, công tác tại trường. Đi đầu trong công tác, hoạt động Khởi nghiệp của Trường đại học Lạc Hồng, Thầy TS. Nguyễn Văn Tân – Trưởng Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế  bằng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân đã tạo một làn gió mới, truyền tải đam mê và khát vọng thành công cho các bạn sinh viên, đội ngũ giảng viên nhà trường, tiên phong trong phong trào, trưởng bộ phận đào tạo Khởi Nghiệp Lạc Hồng, thành viên hội đồng tư vấn và hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam, thành lập câu lạc bộ Khởi Nghiệp, tổ chức các lớp học, các khóa đào tạo Quản trị kinh doanh – Khởi nghiệp 3 cấp độ, trao hơn 500 chứng chỉ Khởi Sự Kinh Doanh cho các bạn sinh viên đang theo học tại trường, luôn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên phát triển, nuôi dưỡng đam mê, hình thành ý tưởng, dự án mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất, áp dụng sự đổi mới sáng tạo từ khoa học kỹ thuật…

Chia sẻ tại Đài Truyền hình Đồng Nai với Chủ đề “Làm gì? Để Khởi Nghiệp vững chắc” TS. Nguyễn Văn Tân không khỏi vui mừng.

Tôi lấy làm vinh dự, rất vui vì được đài truyền hình trao cho cơ hội, ngồi đây chia sẻ những gì thực tế nhất mà tôi đã trãi qua và từng ngày phát triển, hoàn thiện hơn. Đồng Nai một trong những vùng đất màu mỡ, phát triển với hơn 30 khu công nghiệp, với nhiều công ty, nhà máy, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vì thế mà cơ hội làm ăn, kinh doanh, tâm thế, thị trường là rất phù hợp để Doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, tạo ra được sự đột phá. Câu chuyện kinh doanh, hoạt động buôn bán của Việt Nam đã có từ rất lâu đời, từ năm 2016 khởi nghiệp ở Việt Nam phát triển bậc lên nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ xác định kinh tế tư nhân là thành tố quan trọng, đồng bộ từ Trung Ươn đến địa phương, ra hàng loạt các quyết định 844 xúc tiến khởi nghiệp, quyết định 1665 Khởi nghiệp ở học sinh sinh viên, quyết định 939 về phụ nữ khởi nghiệp… Trong thời gian vừa qua trường Đại học Lạc Hồng đã đưa Khởi nghiệp vào chương trình đào tạo, 100% sinh viên ra trường đều phải qua đào tạo, sản phẩm của các bạn sinh viên tạo ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường mong muốn được thị trường tiếp nhận, thương mại hóa được sản phẩm.

Bản thân tôi đã tham gia rất nhiều chương trình khởi nghiệp của quốc gia, tôi nhìn nhận được rằng ở các bạn sinh viên có thể tạo ra rất nhiều sản phẩm, đặc biệt là sinh viên trong khối ngành kỹ thuật nhưng để chuyển hóa sản phẩm, thương mại hóa trên thị trường là khâu then chốt để tạo từ giá trị trong sinh viên thành giá trị của thị trường, chính vì vậy khi các bạn tạo ra sản phẩm sẽ có một chuỗi để tiếp cận với thị trường, TS. Nguyễn Văn Tân mong muốn hơn ở các bạn sẽ là những doanh nhân trong tương lai, đòi hỏi các bạn phải hiểu và nắm rõ được như thế nào là Doanh nhân? Thứ nhất là test khả năng doanh nhân của các bạn, thứ hai là xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm… từ đó các bạn mới có thể đứng vững trên thị trường, tạo nên thương hiệu riêng cho mình.

TS. Nguyễn Văn Tân - Trưởng bộ phận đào tạo Khởi Nghiệp LHU, chia sẻ tại đài truyền hình Đồng Nai.

https://youtu.be/y5jwCakIwvM

Cụ thể là dự án “Xe Lăn Điện” của các bạn sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng, vừa nhận được giải nhất cuộc thi dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng (EPICS), chiến thắng thuyết phục vượt qua 35 dự án của các trường đại học khác, dự án mang tính cộng đồng cao, thiết thực gồm 6 bạn sinh viên:

  1. 1. Đinh Tuấn Anh (Leader)
  2. 2. Phan Thị Thanh San
  3. 3. Vương Thị Mỹ Hân
  4. 4. Đặng Ngọc Tài
  5. 5. Trần Trọng Bằng
  6. 6. Bùi Thị Diễm
  7. Nhóm các bạn sinh viên và dự án "Xe Lăn Điện"

     

“Để giúp đỡ nhóm người tật nguyền khuyết chi trong việc mưu sinh và hoạt động hàng ngày, nhóm đề nghị giải pháp xe lăn điện với những cải tiến về tiện nghi so với thiết bị hiện có và giá thành phù hợp. Dự án hiệu chỉnh xe lăn cho người sử dụng điều khiển dễ dàng hơn, đồng thời tích hợp tấm pin năng lượng mặt trời, vừa dùng để tích năng lượng cho xe khi di chuyển, đồng thời làm mái che cho người dùng”.

Theo đó, để giúp đỡ nhóm người tật nguyền khuyết chi trong việc mưu sinh và hoạt động hàng ngày, nhóm đề nghị giải pháp xe lăn điện với những cải tiến về tiện nghi so với thiết bị hiện có và giá thành phù hợp. Dự án hiệu chỉnh xe lăn cho người sử dụng điều khiển dễ dàng hơn, đồng thời tích hợp tấm pin năng lượng mặt trời, vừa dùng để tích năng lượng cho xe khi di chuyển, đồng thời làm mái che cho người dùng.

Cụ thể, nhóm tận dụng lại lượng xe lăn bị dư thừa do nhiều người không sử dụng bị lãng phí, gắn thêm 2 động cơ vào 2 bánh sau truyền động theo phương pháp đai xích. Xe có 2 phương pháp điều khiển là điều khiển bằng tai cầm (Joystick ) và Điều khiển bằng cử chỉ nghiêng của đầu.

“Khi bạn chọn 1 trong 2 kiểu điều khiển trên, thì bộ xử lí của xe sẽ nhận tín hiệu từ tay cầm hoặc tai nghe(có sẵn cảm biến) sẽ phân tích nhận biết yêu cầu của người dùng để điều khiển 2 động cơ. Năng lượng của xe được lấy từ 1 bình ắc quy đặt ở dưới chỗ ngồi, và có thêm Pin NLMT để giúp quãng đường đi được kéo dài đồng thời che nắng mưa cho người sử dụng. Đồng thời, nếu xe có bị hư hỏng thì thiết bị rất dễ tìm ở thị trường nên chi phí không đắt đỏ và thời gian thay thế nhanh hơn các xe lăn nhập khẩu. Giá thành của xe rẻ hơn giá xe điện nhập khẩu từ 7-8 lần” - Đinh Tuấn Anh (trưởng nhóm) chia sẻ.

Cuộc thi Epics cho em cũng như cả nhóm rất nhiều kinh nghiệm về làm việc nhóm, các sắp xếp công việc, cũng như các hướng đi để phát triển sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của người dùng. Bản thân em cảm thấy Epics là cuộc thi rất hay giúp sinh viên được trải nghiệm nhiều và rèn luyện khả năng tiếng anh cũng như là nhìn thấy nhiều vấn đề cần giải quyết thực tiễn.

Chia sẻ tại Đài truyền hình được biết Tuấn Anh đã hình thành ý tưởng của mình khi còn học lớp 11, khi ấy kiến thức bản thân chưa đủ, cũng như khả năng làm việc chưa tốt để tạo ra sản phẩm một cách tốt nhất, trong quá trình học đại học tại trường Đại học Lạc Hồng bạn đã bổ sung thêm kiến thức về cơ điện, học được cách thức điều khiển hoạt động của động cơ điện, từ đó tiếp tục phát triển dự án với ý tưởng đã được nuôi dấu từ lâu, ngoài ra còn được tham gia nhiều cuộc thi tại trường, có thêm kinh nghiệm và tìm được các bạn đồng hành cùng mình bước đi trên con đường đam mê, khát vọng thành công và sự gặp gỡ giữa các thành viên là một cơ duyên, là sự nổ lực của từng thành viên, mỗi cá nhân là một điểm mạnh, một cá thể với năng lực, kiến thức đủ để hợp tác và phát triển… Phát huy được vai trò là nhóm trưởng, Tuấn Anh luôn động viên, khích lệ tinh thần của nhóm, phân chia thời gian phù hợp cho các bạn, phân định cụ thể, là người anh đi trước với lượng kiến thức và kinh nghiệm luôn truyền tải đến các thành viên, đưa dự án đến thành công một cách trọn vẹn…

Sinh viên Đinh Tuấn Anh - Lớp 18TD111, chia sẻ tại đài truyền hình Đồng Nai

Tham gia cùng chương trình có chị Hoàng Thị Kim Anh, cựu sinh viên Khoa kỹ thuật hóa học và môi trường , chia sẻ kinh nghiệm sau bao năm thành công với sản phẩm cao xoa cao An Hòa.

https://youtu.be/y5jwCakIwvM.

 

 

Khoa Quản Trị KTQT

khởi nghiệp, vững chắc, chia sẻ, truyền hình, Đồng Nai


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        1,645,543       5/819