Vào ngày 28/3/2023, Khoa Công nghệ thông tin tổ chức báo cáo lần 1 cuộc thi: Ý tưởng sáng tạo.
Cuộc thi thu hút 16 đội thi tham gia (Tổng số lượng sinh viên là 61 bạn) đến từ sinh viên các khoá. Các đội thi có một khoảng thời gian dài bắt đầu từ tháng 12/2022 đến 28/3/2023 để lên ý tưởng, nội dung, giải pháp và trình bày ý tưởng/giải pháp của đội/nhóm mình.
Cuộc thi có những đề tài như:
- Bách khoa điện tử & nhận diện thực vật Việt Nam: Một cơ sở dữ liệu đi kèm ứng dụng di động, chứa thông tin & hình ảnh của các loại thực vật ở Việt Nam, nhằm mục đích giáo dục. Cho phép người dùng đóng góp thêm thông tin & hình ảnh.Khi có đủ dữ liệu hình ảnh của một loài sẽ bổ sung thêm chức năng nhận diện loài thực vật đó thông qua hình ảnh (camera, ảnh chụp,...).
- Phần Mềm Quản Lí sự kiện: Quy mô khi sử dụng quản lý sự kiện là công cụ lên kế hoạch, theo dõi và quản lý hoạt động các sự kiện chuyên nghiệp và có quy mô như: triển lãm, hội thảo, gala dinner, hoạt động gây quỹ, workshop, webinar,event.... .
- Dự án công nghệ an toàn cho xe: Cảm biến tránh va chạm giúp quá trình đỗ xe trong nơi chật hẹp được an toàn và hệ thống camera thông minh nhận diện làn đường và cảnh báo người lái đi đúng làn.
- Start LHU: Các ứng dụng về các ngành dịch vụ du lịch, giải trí, mua sắm, di chuyển đang phân tán, chưa thể tập trung để có thể giải quyết cùng lúc các nhu cầu của người dùng. Tạo ra siêu ứng dụng (super app) chứa đầy đủ các chức năng của nhiều ứng dụng trong một ứng dụng duy nhất.Hiện tại trên thị trường có các ứng dụng riêng lẻ đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần như bắt xe, shopping, ăn uống ,...nhưng không có quy tắc nào hạn chế các ứng dụng chỉ có chức năng nhất định vậy nên siêu ứng dụng ra đời để bao quát tất cả chúng.
Ví dụ: Wechat của Trung Quốc cung cấp hàng loạt các dịch vụ message, thanh toán, ăn uống , đặt xe, đặt vé.
- Điểm danh thông minh; Đồng hồ báo thức bằng Ánh sáng tự nhiên; Dự án máy dọn rác dưới nước; Gậy Cảm biến; Bình nước nhắc uống nước; Giải pháp cộng đồng trò chơi; Máy lọc không khí; Máy lọc nước Mini tích hợp IoT; Hệ thống ứng dụng webite dịch vụ thông minh tích hợp blockchain và AI; Thảm báo thức; Vòng cứu nạn; Bảng thông minh.
Th.s Nguyễn Minh Phúc - Trưởng ngành Công nghệ thông tin chia sẻ: "Với mục đích tạo ra những sân chơi trí tuệ, sáng tạo dành cho sinh viên, thúc đẩy khả năng học, tự học của các em. Ứng dụng CNTT vào các hoạt động, sự vật, sự việc xảy ra hàng ngày xung quanh các em, từ những ý tưởng khả thi, tốt nhất đó, Khoa tiến hành vòng 2 của cuộc thi: Triển khai ý tưởng phần mềm, làm dự án thật, áp dụng thực tế vào đời sống".
Một số hình ảnh tại buổi báo cáo vòng 1: Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng:
Sinh viên thuyết trình đề tài với BGK: Thầy Nguyễn Minh Phúc - Trưởng ngành CNTT và thầy Lê Phương Trường - Trưởng phòng KT&ĐBCL.
Các bạn sinh viên LHU trình bày đề tài, ý tưởng của mình trước BGK
Với 16 đội thi, Ban giám khảo chọn ra 6 đội thi vào vòng trong trong 6 đội thi thì có 1 đội đạt giải ý tưởng hay nhất, 2 đội đạt giải ý tưởng khả thi.
1. Đề tài: Ứng dụng ẩm thực thông minh - LHU Adley
- Đạt giải: Ý tưởng tốt nhất;
- Thành viên: Bùi XuânCảnh; Phan Trung Giang; Mạch Tấn Tài; Trần Tuấn Anh.
2. Đề tài: Gậy Cảm biến - BOB
- Đạt giải: Ý tưởng khả thi;
- Thành viên: Nguyễn Thị Thanh Hà, Lồng Khánh Hòa, Trần Thị Lan Anh, Nguyễn Vũ Minh Triết, Đỗ Đặng Thùy Trang.
3. Đề tài: Bình nước nhắc uống nước - Number one;
- Đạt giải: Ý tưởng khả thi;
- Thành viên: Duy Kiên, Bảo Hân, Ngọc Yến, Mai Thy, Minh Thuận
4. Đề tài: Bách khoa điện tử & nhận diện thực vật Việt Nam - Yizu
- Đã vào vòng 2;
- Thành viên: Lê Văn Tâm; Lê Nguyễn PhươngThy
5. Đề tài: Giải pháp cộng đồng trò chơi - Game Nation
- Đã vào vòng 2;
- Thành viên: Dương tôn Hoàng Khang, Trần Minh Vũ, Phạm Hữu Quốc, Hồ Nguyên Thành, Đào Lê Ngọc Anh;
6. Đề tài: Hệ thống ứng dụng webite dịch vụ thông minh tích hợp blockchain và AI - StarLHU
- Đã vào vòng 2
- Thành viên: Đặng Văn Huy, Bùi Thị Phương Vy, Nguyễn Văn Nhơn
Chúc mừng các đề tài đã vào được vòng 2, tiếp tục triển khai ý tưởng phát triển phần mềm áp dụng vào thực tế.